Một số nhà máy điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam
Nhà máy điện năng lượng mặt trời là gì? Tiềm năng phát triển điện mặt trời ở Việt Nam như thế nào? Hãy cùng CHEAPEA nghiên cứu qua bài viết sau nhé!!!
Tiềm năng phát triển nhà máy điện mặt trời ở Việt Nam
Tại Việt Nam, quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới nắng gió quanh năm có đầy tiềm năng về năng lượng mặt trời, khi mật độ năng lượng mặt trời trung bình khoảng 4,3 kWh/m2, số ngày nắng nóng trung bình khoảng 2.000 giờ/năm. Cụ thể ở miền Bắc có khoảng 1.500 – 1.700 giờ nắng/ năm, còn ở miền Trung và miền Nam thì khoảng 2.000 – 2.600 giờ/ năm. Số giờ nắng cao chính là điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam.
Chúng ta đã có tổng sản lượng năng lượng tái tạo, gồm cả điện mặt trời và điện gió với tổng công suất 2.300 MW được đấu nối vào lưới điện quốc gia. Còn trên cả nước đã có tổng cộng 47 dự án nhà mặt điện năng lượng mặt trời đang hoạt động. Và cuối cùng, lý do quan trọng nhất là Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 11/2017/QĐ-TTg, chính thức hỗ trợ các nhà đầu tư về giá bán điện và tung ra rất nhiều ưu đãi cho dự án.
Nhà máy điện mặt trời là gì?
Nhà máy điện mặt trời được biết đến với tên gọi là nhà máy năng lượng mặt trời hay nhà máy điện quang là một nhà máy sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra nguồn điện.
Hiện nay điện năng lượng mặt trời được sắp xếp vào nguồn năng lượng tái tạo sạch cần được khuyến khích phát triển. Bởi nguồn năng lượng này không chỉ góp phần vào việc cung cấp điện sản xuất và sinh hoạt cho con người mà còn giúp chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu.
Cấu tạo của một hệ thống điện mặt trời
Hệ thống điện mặt trời cấu tạo bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi một bộ phận sẽ đóng một vai trò khác nhau và không thể thay thế được. Tất cả sẽ tạo nên một hệ thống điện mặt trời hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Cấu tạo hệ thống điện mặt trời bao gồm:
– Hệ thống pin: Các tấm pin mặt trời có nhiệm vụ để thu nhận đồng thời chuyển hóa năng lượng mặt trời trở thành năng lượng điện năng. Sau đó nhờ vào nguồn điện này đã giúp cho cả hệ thống hoạt động.
– Sạc năng lượng mặt trời: Có nhiệm vụ đảm bảo quá trình sạc năng lượng từ pin mặt trời sang hệ thống ắc quy. Nhờ đó các bình ắc quy sẽ không bị sạc quá tải cũng như không bị xả quá sâu và hoạt động tốt hơn nhờ đó nâng cao tuổi thọ cho sản phẩm.
– Hệ thống ắc quy lưu trữ: Được sử dụng để lưu trữ nguồn điện sau đó cung cấp tới các tải tiêu thụ khi hệ thống điện mặt trời hoặc điện lưới không sản xuất ra điện.
– Inverter chuyển đổi nguồn điện: Có nhiệm vụ chuyển đổi nguồn điện một chiều của pin mặt trời sang điện xoay chiều sin chuẩn 220V.
Nguyên lý hoạt động nhà máy điện năng lượng mặt trời
– Đầu tiên hệ thống pin năng lượng sẽ được lắp đặt ở trong mái nhà, vách tường hoặc tại những nơi thuận lợi nhất. Khi đó ánh sáng mặt trời sẽ chiếu vào pin và biến đổi chúng trở thành dòng điện một chiều theo hiệu ứng quang điện.
– Tiếp theo thiết bị inverter chuyển đổi sẽ kích dòng điện một chiều này trở thành dòng điện xoay chiều và có cùng công suất và tần số với điện lưới. Sạc năng lượng mặt trời sẽ sạc đầy hệ thống ắc quy lưu trữ rồi hòa trực tiếp vào nguồn điện lưới nhà nước. Lúc này chúng ta sẽ có hai nguồn điện song song cấp điện sản xuất và sinh hoạt cho người dân.
Lợi ích từ các nhà máy điện mặt trời
Nhà máy năng lượng mặt trời giúp bảo vệ môi trường
Tạo ra điện bằng năng lượng mặt trời thay vì nhiên liệu hóa thạch có thể làm giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính, đặc biệt là carbon dioxide (CO2). Khí nhà kính được tạo ra khi nhiên liệu hóa thạch bị đốt cháy dẫn đến nhiệt độ toàn cầu và biến đổi khí hậu tăng cao. Biến đổi khí hậu đã góp phần gây ra các vấn đề nghiêm trọng về môi trường và sức khỏe cộng đồng, bao gồm thời tiết khắc nghiệt, mực nước biển dâng cao và thay đổi hệ sinh thái.
Bằng cách sử dụng năng lượng mặt trời có thể giảm nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch, hạn chế khí thải nhà kính và thu nhỏ lượng khí thải carbon. Một nhà máy năng lượng mặt trời được lắp đặt có thể có tác động tích cực đo lường được đối với môi trường. Ví dụ, chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng mặt trời chỉ tại riêng một tiểu bang nhỏ của Mỹ có tác dụng giảm phát thải tương tự như trồng khoảng 150 cây mỗi năm.
Nhà máy điện năng lượng mặt trời không hại sức khoẻ
Một trong những lợi ích lớn nhất của năng lượng mặt trời là nó dẫn đến rất ít chất gây ô nhiễm không khí. Một phân tích của thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia (NREL) cho thấy việc sử dụng năng lượng mặt trời trên diện rộng sẽ làm giảm đáng kể các oxit nitơ, lưu huỳnh điôxit và phát thải các hạt vật chất, tất cả đều có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Trong số các lợi ích sức khỏe khác, năng lượng mặt trời dẫn đến ít trường hợp viêm phế quản mãn tính, các vấn đề về hô hấp và tim mạch và mất ngày làm việc liên quan đến các vấn đề sức khỏe.
Thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái
Năng lượng mặt trời tạo ra năng lượng sạch, tái tạo từ mặt trời và mang lại lợi ích cho môi trường. Các lựa chọn thay thế cho nhiên liệu hóa thạch làm giảm lượng khí thải carbon trong và ngoài nước, giảm khí nhà kính trên toàn cầu. Năng lượng mặt trời đã được biết đến như một kiểu năng lượng sạch có tác động thuận lợi đến môi trường.
Tại Việt Nam, hiện nay các loại chi phí lắp đặt điện mặt trời đã giảm đi đáng kể. Tuỳ thuộc vào lượng điện năng tiêu thụ cộng với điều kiện tài chính gia đình, người dân có thể tuỳ chọn một hệ thống điện công suất lắp đặt thích hợp, với chi phí đầu tư không nhiều, tối đa là 200 triệu đồng. Kèm theo đó công ty điện lực nhà nước cam kết mua điện với giá ổn định cùng hợp đồng được ký lên đến 20 năm. Ngành điện còn ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân sử dụng điện mặt trời áp mái.
Nhà máy điện mặt trời giúp giảm giá điện hiệu quả
Với việc chi phí lắp đặt vận hành các nhà máy điện mặt trời ngày càng giảm xuống, sản lượng điện mặt trời từ các nhà máy năng lượng mặt trời càng cao, giá điện năng sẽ càng giảm mạnh trong tương lai. Điều này cho thấy, việc xây dựng các loại nhà máy năng lượng điện mặt trời ở Việt Nam đang giúp người dân được hưởng lợi rất nhiều từ việc cắt giảm chi phí điện sinh hoạt mỗi ngày.
Tổng hợp các nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam
Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc 450 MW lớn nhất Việt Nam
Đây là dự án được khánh thành vào 12/10/2020 tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc do Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) đầu tư.
Dự án với tổng công suất lên đến 450MW, tổng vốn đầu tư 12 nghìn tỷ đồng. Dự án được xây dựng trên quy mô 557,09 ha với 1,4 triệu tấm pin mặt trời. Mỗi năm, nhà máy có thể khai thác hơn 1 tỉ kWh từ nguồn năng lượng tái tạo, góp phần giải tỏa công suất lưới điện cho khu vực Ninh Thuận và duyên hải Nam Trung Bộ.
Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ – 330 MW
Nhà máy điện mặt trời Việt Nam này được khởi công xây dựng vào 29/5/2020, hoàn thiện vào 28/2/2021 tại xã Mỹ An và Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Dự án có công suất 330 MW với tổng vốn đầu tư là 6.200 tỷ đồng. Ước tính khi đi vào hoạt động, mỗi năm nhà máy sẽ đạt sản lượng điện 520 triệu kWh, đủ để cung cấp cho 200.000 hộ dân và giảm phát thải 146.000 tấn CO2.
Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội – 257 MWp
Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội tại xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Dự án được Công ty Cổ phần TTP Phú Yên khởi công xây dựng và chính thức khánh thành vào ngày 25/6/2019. Dự án có công suất 257 MWp với tổng vốn đầu tư 4.985 tỷ đồng. Đây là dự án năng lượng tái tạo lớn nhất tỉnh Phú Yên. Dự kiến sau khi hoạt động, dự án sẽ phát lên lưới điện quốc gia 367,64 triệu kWh mỗi năm.
Nhà máy điện mặt trời Việt Nam TTC số 01 – 68,8 MWp
Nhà máy điện mặt trời TTC số 01 được Tập đoàn TTC và Tập đoàn Năng lượng Gulf (Thái Lan) khởi công xây dựng. Nhà máy điện mặt trời Việt Nam này tại khu công nghiệp Thành Thành Công, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Dự án chính thức khánh thành vào 19/6/2019. Dự án có công suất 68,8 MWp với tổng vốn đầu tư là 1.500 tỷ đồng. Sau khi hoạt động, nhà máy đã truyền phát lên lưới điện quốc gia sản lượng điện mỗi năm là 106 triệu kWh, đủ để cung cấp cho 87.347 hộ dân.
Nhà máy điện mặt trời Việt Nam TTC số 02 – 50 MWp
Nhà máy điện mặt trời TTC số 02 được khởi công xây dựng tại khu công nghiệp Thành Thành Công, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Dự án có công suất 50 MWp với tổng vốn đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, nhà máy sẽ phát lên lưới điện quốc gia sản lượng điện mỗi năm là 78 triệu kWh, đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng của 63.669 hộ nhân. Nhờ đó, mỗi năm giảm được 62,29 tấn khí CO2 ra môi trường.
Nhà máy điện mặt trời Cẩm Hòa – 50 MWp
Nhà máy điện mặt trời Cẩm Hòa được Công ty Cổ phần điện mặt trời Hà Tĩnh khánh thành vào ngày 1/7/2019. Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn. Nhà máy điện mặt trời Việt Nam này có công suất 50 MWp với tổng số vốn đầu tư là 1.500 tỷ đồng. Dự án được xây dựng trên quy mô diện tích 60 ha với 152.670 tấm pin năng lượng mặt trời.
Nhà máy điện mặt trời TTC Krông Pa – 49 MW
Nhà máy điện mặt trời TTC Krông Pa được Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEC) (thuộc tập đoàn TTC) khởi công xây dựng. Nhà máy điện mặt trời Việt Nam tọa lạc tại xã Chư Gu, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Dự án có công suất 49 MW với tổng vốn đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng. Theo tính toán, sau khi đóng điện, nhà máy sẽ phát lên lưới điện quốc gia sản lượng điện mỗi năm là 103 triệu kWh, đủ để 47.000 hộ dân sử dụng, giảm 29.000 tấn lượng phát thải khí CO2 ra môi trường mỗi năm.
Nhà máy điện mặt trời Hậu Giang – 35MWp
Nhà máy điện mặt trời Hậu Giang được đặt tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Dự án được Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam và Tập đoàn SE (Nhật Bản) làm chủ đầu tư và khánh thành vào ngày 12/3/2021. Nhà máy điện mặt trời Việt Nam này có công suất 35 MWp. Ước tính, sản lượng điện thu được mỗi năm nhà máy điện Hậu Giang thu được là 50.800 MWh và doanh thu dự kiến là 80 tỉ đồng.
Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu – 30,24 MWp
Nhà máy điện mặt trời Việt Nam này do Công ty cổ phần đầu tư điện Phước Hữu làm chủ đầu tư. Dự án có công suất 30,24 MWp với tổng vốn đầu tư là 747 tỷ đồng.
Nhà máy năng lượng mặt trời VNECO Vĩnh Long – 49,3 MWp
Nhà máy điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam – VNECO Vĩnh Long được Công ty TNHH MTV Điện mặt trời VNECO Vĩnh Long khởi công xây dựng. Đến ngày 30/12/2020, chưa đầy hai tháng thi công, nhà máy đã được khánh thành. Đây được đánh giá là nhà máy điện mặt trời Việt Nam có thời gian thi công nhanh nhất (tính đến thời điểm hiện tại).
Dự án có công suất 49,3 MW với tổng vốn đầu tư là 1.156 tỷ đồng. Sau khi đi vào hoạt động, sản lượng điện dự kiến của nhà máy là 70 triệu kW mỗi năm, đủ để 26.000 hộ dân được sử dụng, giảm thải được 19.000 tấn CO2 ra môi trường.
Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 4 – 48 MWp
Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 4 nằm tại xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Nhà máy điện mặt trời Việt Nam này được Tập đoàn Hà Đô khởi công vào tháng 3/2019 và chính thức khánh thành vào 13/7/2019.
Dự án có công suất 48 MWp với tổng vốn đầu tư là 1.100 tỷ đồng. Dự án sở hữu nhiều ưu điểm vượt bậc có thể kể đến như sau:
– Sử dụng tấm pin hiệu suất cao lên đến 19,4%.
– Sử dụng công nghệ hiện đại với trục xoay một chiều (tracking system) của Ideematec (Đức) giúp mang lại điện lượng mỗi năm là 92 triệu kWh.
– Sử dụng thiết bị trạm AC đồng bộ, vận hành an toàn, nhanh chóng và chất lượng ổn định hơn.
– Sử dụng hệ thống SCADA tiên tiến, hỗ trợ quản lý vận hành hiệu quả.