Điện mặt trời

Lưu ý khi lắp điện mặt trời mà bạn cần biết

Lắp đặt hệ thống điện mặt trời đang là xu hướng “hot” nhất hiện nay. Trong bài viết này CHEAPEA sẽ chia sẻ đến người đọc một số lưu ý khi lắp đặt điện mặt trời giúp bảo đảm an toàn cho người lắp cũng như công năng của hệ thống.

Xác định không gian và hướng lắp điện mặt trời

Việc lựa chọn không gian và hướng lắp đúng sẽ giúp tối ưu hóa hệ thống của bạn. Trước tiên bạn cần căn cứ vào diện tích mái nhà và khả năng lắp đặt để xác định số tấm pin mặt trời sẽ sử dụng. Bạn nên vẽ một sơ đồ chi tiết để tính toán dễ hơn. Nếu muốn chính xác hơn, bạn có thể sử dụng các ứng dụng tính toán như Google SketchUp, chương trình AutoCAD hoặc liên hệ với các đơn vị có kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, bạn nên lắp đặt hệ thống tại những không gian ít bóng che như cây cối, tòa nhà,… Vì bóng che sẽ làm giảm khả năng hấp thụ năng lượng, từ đó ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của sản phẩm.

Ngoài ra, bạn nên lựa chọn hướng lắp đặt hệ thống điện mặt trời sao cho có thể hấp thụ tối đa lượng ánh sáng mặt trời cả sáng và chiều. Đối với địa hình của nước ta thì phía Nam chính là phương hướng thích hợp để lắp đặt hệ thống điện mặt trời.

Đặc biệt, người dùng nên chú ý đến góc và khoảng cách giữa các tấm pin để đảm bảo mỗi tấm pin đều nhận được nguồn nhiệt lớn, đem lại hiệu năng cao nhất.

Lắp đặt điện mặt trời
Nên lắp đặt điện mặt trời tại những không gian ít bóng che

Xác định nhu cầu sử dụng điện và tỷ lệ tiết kiệm mong muốn

Để tiết kiệm tối đa chi phí, người dùng cần xác định rõ nhu cầu sử dụng điện trong 1 năm và tỷ lệ tiết kiệm mong muốn. Đây là lưu ý khi lắp đặt điện mặt trời rất quan trọng mà người dùng cần nhớ.

Cách xác định rất đơn giản, bạn chỉ cần dựa vào hóa đơn tiền điện để kiểm tra lượng điện tiêu thụ trong các tháng, từ đó xác định nhu cầu sử dụng điện của gia đình hoặc doanh nghiệp.

Ví dụ, trung bình mỗi tháng nhà bạn sử dụng 1 – 2 triệu tiền điện, tương đương với 600 – 1200 kWh/tháng. Như vậy hệ thống điện mặt trời 3kW trở xuống là sự lựa chọn phù hợp với gia đình bạn.

Ngoài ra có một mẹo nhỏ đó là nếu bạn sử dụng điện mặt trời nhiều vào ban ngày thì nên lựa chọn hệ thống điện mặt trời hòa lưới, nó sẽ giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả cho gia đình bạn. Tuy nhiên nếu bạn thường sử dụng nhiều vào ban đêm thì nên cân nhắc hệ thống điện mặt trời lưu trữ.

Hệ thống điện mặt trời
Nên lựa chọn hệ thống điện mặt trời hòa lưới nếu sử dụng nhiều vào ban ngày

Tính năng lượng tạo ra từ hệ thống pin năng lượng mặt trời

Tính năng lượng mà hệ thống điện mặt trời cung cấp cũng là một lưu ý khi lắp đặt điện mặt trời. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn hệ thống phù hợp. Bạn có thể tính toán sản lượng của sản phẩm dựa vào số liệu thống kê về bức xạ mặt trời tại trang web của NREL. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các thiết bị chuyên dụng như máy tính năng lượng mặt trời của PV Watts, hoặc phần mềm chuyên PVSYST.

Chẳng hạn nếu bạn lắp sản phẩm điện mặt trời với công suất 1kW bạn sẽ thu được 4-4.5 kWh/ngày. Nên cân đối lượng điện tạo ra và sử dụng hết lượng điện này để đảm bảo tối ưu nhất.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời
Tính năng lượng tạo ra từ hệ thống là một trong những điều cần lưu ý khi lắp đặt điện mặt trời

Chọn các sản phẩm lắp đặt sao cho phù hợp

Một hệ thống điện mặt trời sẽ bao gồm rất nhiều các sản phẩm khác, ví dụ như tấm pin năng lượng mặt trời, biến tần, phụ kiện,… Bạn cần lựa chọn các sản phẩm này sao cho phù hợp với công suất.

Đối với tấm pin năng lượng mặt trời

Đây là công đoạn rất quan trọng bởi nó đảm bảo hiệu suất, tuổi thọ lâu hơn cho sản phẩm. Trước tiên bạn cần xác định loại pin phù hợp với nhu cầu. Hiện nay tấm pin năng lượng mặt trời được chia làm 3 loại chính, đó là:

  • Mono (đơn tinh thể): có hiệu suất cao nhất trong 3 loại, tuy nhiên giá thành khá cao.
  • Poly (đa tinh thể): hiệu suất ổn định, giá thành hợp lý.
  • Thin-film (màng mỏng): có hiệu suất thấp nhất trong ba loại, tuy nhiên bù lại nó có trọng lượng nhẹ và linh hoạt.

Sau khi đã xác định được sản phẩm phù hợp với mình, bạn cần đảm bảo tấm pin mặt trời thích hợp với thông số biến tần điện áp và dòng điện đầu ra.

Lựa chọn công nghệ biến tần

Biến tần là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống điện mặt trời. Do đó việc lựa chọn công nghệ biến tần rất cần thiết. 

Bằng cách trả lời những câu hỏi sau, bạn sẽ lựa chọn được biến tần phù hợp với bản thân: Mục đích bạn đầu tư điện mặt trời là gì? Bạn có mong muốn gì về sản phẩm? Muốn có hiệu suất cao, giải pháp giám sát an toàn hay chi phí tốt?

Hiện nay có 3 loại biến tần được sử dụng phổ biến, đó là biến tần chuỗi, biến tần trung tâm và biến tần tối ưu DC. Thông thường biến tần chuỗi sẽ thích hợp với các khách hàng dân dụng và công nghiệp vì nó tối ưu hóa hiệu suất và phù hợp với nhu cầu. Biến tần trung tâm với khả năng đảm bảo công tác vận hành thương mại sẽ thích hợp với các nhà máy, công ty, doanh nghiệp.

Hệ thống khung phụ kiện cơ khí

Hệ thống khung phụ kiện cơ khí chiếm 10% đến 25% tổng chi phí, do đó hãy lựa chọn những sản phẩm vừa thích hợp với ngân sách, vừa thích hợp với mái nhà của bạn. 

Đây là bộ phận có vai trò khá quan trọng trong hệ thống điện mặt trời vì nó bảo vệ mái nhà và các tấm pin mặt trời. Chỉ cần lơ là một chút trong quá trình chọn sản phẩm sẽ dẫn đến các hệ lụy kèm theo, chẳng hạn như hỏng mái nhà, tổn thương người và ảnh hưởng đến tài sản.

Lựa chọn vật tư và cáp điện PV

Việc lựa chọn vật tư và cáp điện PV rất cần thiết, thế nhưng nhiều đơn vị lại bỏ qua công đoạn này. Bạn cần cân nhắc thật kỹ vì lựa chọn cáp điện chuyên dụng sẽ đảm bảo hệ thống áp chịu được điện áp cao và chống chịu được thời tiết khắc nghiệt.

Bên cạnh đó cần sử dụng các thiết bị đóng cắt, bảo vệ chuyên dụng để lắp đặt điện mặt trời ổn định và an toàn. Không nên lựa chọn các loại CB AC thông thường trên thị trường vì nguyên lý đóng và cắt của các thiết bị không ăn khớp với nhau.

Đảm bảo các thiết bị an toàn về điện

Một lưu ý khi lắp đặt điện mặt trời rất quan trọng mà bạn nên nhớ đó là cần đảm bảo các thiết bị an toàn về điện để tránh trường hợp không may xảy ra. Trong quá trình lắp đặt bắt buộc phải có công cụ cách điện, bao tay cao su. Nếu bạn có đeo các trang sức kim loại như đồng hồ, nhẫn, dây chuyền… thì nên tháo ra. 

Đặc biệt, cần tuân thủ theo các quy tắc, quy định và hướng dẫn của nhà sản xuất về việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Lựa chọn đơn vị nhà thầu, nơi cung cấp, lắp đặt điện mặt trời uy tín, chất lượng

Hệ thống điện mặt trời có cấu tạo phức tạp, rườm rà, để lắp đặt nó cũng rất khó khăn. Do đó việc tìm đến các đơn vị nhà thầu sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. Việc lựa chọn các nhà thầu chuyên nghiệp vừa đảm bảo sản phẩm lắp đặt đúng kỹ thuật, đem đến chất lượng cao, vừa có chế độ bảo hành kèm theo giúp khách hàng an tâm.

Nếu bạn còn đang phân vân không biết nên lắp đặt điện mặt trời tại đơn vị nào thì CHEAPEA sẽ là một giải pháp dành cho bạn. Khi lựa chọn CHEAPEA, bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:

  • Bạn có thể theo dõi, tham gia và học hỏi quy trình lắp đặt chuyên nghiệp và uy tín của công ty.
  • Cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt, tuổi thọ cao. 
  • Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng, đưa ra những giải pháp tối ưu nhất cho người dùng.
  • Quá trình lắp đặt nhanh, không làm mất thời gian.

Trên đây là những lưu ý khi lắp đặt điện mặt trời tổng hợp. Với những thông tin trên, mong rằng bạn có thể tự lắp đặt hệ thống đúng kỹ thuật và an toàn

Linh Linh

Linh Linh

About Author

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn sẽ thích

u4
Điện mặt trời

Tại sao nên sử dụng Năng lượng mặt trời

Mặt trời chính là một nguồn năng lượng sạch và bền vững, có thể cung cấp năng lượng cho toàn
bL_f_uh61-solar-1
Điện mặt trời

Năng lượng mặt trời là gì? Lợi ích, ưu & nhược điểm năng lượng mặt trời

1. Năng lượng mặt trời là gì? Solar energy hay năng lượng mặt trời là gì? Đây là cụm từ chỉ